1. Tầm quan trọng khi đóng gói hàng hóa
Đồng thời, việc đóng gói hàng hóa theo tiêu chuẩn còn tạo điều kiện thuận lợi cho các đơn vị vận tải phân loại, xử lý và vận chuyển hàng hóa đến các địa điểm yêu cầu đúng thời gian yêu cầu.
Nội dung bài viết
Toggle2.Hướng dẫn quy cách đóng gói các loại hàng hóa
Dưới đây là cách thức đóng gói từng loại hàng hóa mà chủ shop phải nắm rõ:
2.1 Đóng gói hàng dễ vỡ
Hàng dễ vỡ là một trong những vật phẩm khiến nhiều người đau đầu khi phải gửi đi xa. Trong quá trình vận chuyển, nếu những mặt hàng này không được đóng gói hàng hóa cẩn thận, sẽ dẫn đến tình trạng nứt vỡ, mất tính nguyên trạng.
Bước 1: Mở thùng hàng và kiểm tra tính nguyên trạng của sản phẩm bên trong. Chắc chắn rằng hàng hóa của bạn vẫn còn nguyên vẹn trước khi gửi đi xa.
Bước 2: Gia cố lại thùng đựng của nhà sản xuất bằng băng keo để đảm bảo tính niêm phong và chắc chắn.
Bước 3: Sử dụng bọc chống sốc, quấn nhiều lớp dày bên ngoài thùng để đảm bảo hàng dễ vỡ được bảo vệ cẩn thận, hạn chế va đập mạnh.
Bước 4: Dán tem hàng dễ vỡ lên thùng hàng để shipper nhận biết và có những nghiệp vụ dành riêng cho hàng hóa của bạn.
2.2 Đóng gói hàng chất lỏng
LOẠI HÀNG HOÁ | ĐÓNG GÓI NGOÀI | VẬT LIỆU ĐỆM | TIÊU CHUẨN ĐÓNG GÓI |
---|---|---|---|
Các loại bia/ nước ngọt/ sữa | Bubble | Màng co |
|
2.3 Đóng gói hàng điện tử
Hàng điện tử hay hàng công nghệ bao gồm tất cả các thiết bị điện tử sử dụng cho mục đích cá nhân hoặc gia dụng, bao gồm tivi, máy tính, điện thoại, máy ảnh, lò vi sóng,… Đây là những mặt hàng đặc thù bởi giá trị cao, khả năng dễ vỡ hoặc gây ra hư hỏng khi chịu va đập. Do đó, khi vận chuyển và đóng gói, cần cẩn thận lựa chọn vật liệu và phương pháp đóng gói hàng hóa phù hợp.
Đối với hàng điện tử còn mới và được đóng gói hàng hóa trong thùng đựng của nhà sản xuất
- Bước 1: Bọc bóng khí chống sốc xung quanh mặt thùng từ 3 – 5 lớp, bảo đảm hàng được bảo vệ từ phía ngoài, hạn chế xảy ra tình trạng va đập
- Bước 2: Đặt hàng vào trong một thùng carton hoặc khung gỗ, và lấp đầy vật liệu chèn hàng như túi khí, mút xốp,… bảo đảm không để lại bất kỳ khoảng trống nào
- Bước 3: Bọc bên ngoài thêm 2 – 3 lớp khí chống sốc và dán vận đơn hoặc các loại tem hàng hóa lên để kết thúc quy trình đóng gói
Đối với hàng điện tử không có thùng đựng của nhà sản xuất
- Bước 1: Dùng bóng khí chống sốc bọc sản phẩm từ 3 – 5 lớp
- Bước 2: Đặt sản phẩm vào trong thùng carton dày và lấp đầy vật liệu chèn hàng như túi khí, mút xốp,… để gia cố chắc chắn
- Bước 3: Cố định bên ngoài bằng khung gỗ hoặc bóng khí chống sốc và dán vận đơn hoặc các loại tem hàng hóa lên để kết thúc quy trình đóng gói
2.4 Đóng gói hàng điện gia dụng
LOẠI HÀNG HOÁ | ĐÓNG GÓI NGOÀI | VẬT LIỆU ĐỆM | TIÊU CHUẨN ĐÓNG GÓI |
---|---|---|---|
Tủ lạnh/ máy giặt/ lò vi sóng/ nồi cơm điện… | Thùng carton | Bubble, túi bơm hơi, mút xốp, vật liệu chèn hàng |
|
2.5 Đóng gói hàng hóa đặc biệt
Ngay dưới đây là hướng dẫn đóng gói các mặt hàng đặc biệt cho chủ cửa hàng tham khảo:
– Hàng hóa có hình trụ dài (như cần câu cá, tranh, bóng đèn…):
- Bước 1: Đặt sản phẩm vào trong ống nhựa có chu vi vừa vặn.
- Bước 2: Bịt kín 2 đầu bằng băng keo.
- Bước 3: Bọc quanh thân ống bằng 2 – 3 lớp giấy bubble.
- Bước 4: Dán tem cảnh báo lên thân ống.
3. Khối lượng và kích thước hàng hóa đóng gói
Bên cạnh tuân thủ quy cách đóng gói hàng hóa, chủ shop còn cần đảm bảo khối lượng và kích thước cho phép. Cụ thể:
- Trọng lượng: Tối đa 30kg.
- Kích thước một chiều: Tối đa 150cm.
4. Kinh nghiệm đóng gói hàng hóa từ các shop
Mỗi kiện hàng là một sứ mệnh, và chúng ta cần trang bị cho nó một “chiếc áo giáp” thật chắc chắn. Việc lựa chọn vật liệu đóng gói chất lượng, bảo quản sản phẩm cẩn thận và sắp xếp giấy tờ khoa học sẽ giúp hàng hóa của bạn “vượt qua mọi thử thách” trên đường đi. Cùng với Logit, chúng tôi sẽ đảm bảo rằng “sứ mệnh” này được hoàn thành một cách xuất sắc.
Xem thêm:
https://logit.vn/dong-goi-san-pham/
https://logit.vn/dich-vu-dong-goi-do-dac-hanh-ly-tan-nha-tai-tphcm/